Những trường hợp phục bích trong lịch sử Phục_bích

Dưới đây là bản danh sách liệt kê tất cả những cuộc phục bích trong lịch sử nhân loại trên phạm vi toàn thế giới tự cổ chí kim, ngoài những vị vua chính thống được công nhận ở đây có bổ sung thêm những nhân vật có quyền lực tương đương quân chủ bao gồm: các vị vua tự xưng tồn tại ngắn ngủi, những vị quyền thần thế tập (Lãnh chúa, Mạc phủ), những vị đứng đầu một chính thể độc lập kiểu như Tiết độ sứ hay Thống đốc và quân phiệt cát cứ thời loạn hoặc những vị nhiếp chính cùng hoàng tử giám quốc.

Châu Á

Tại các nước đồng văn Hán Ngữ, do ảnh hưởng trực tiếp của Nho giáo nên thời xưa những sự kiện phục bích được công nhận rất hạn chế, vì tư tưởng trung quân ái quốc thấm nhuần nên có nhiều vị quân chủ tuy thực tế đã bị phế truất hay bị giam hãm tù đày hoặc phải lưu lạc ngoài dân gian mất sạch đất đai nhưng khi họ khôi phục lại địa vị thì sử sách vẫn công nhận những năm tháng họ không cầm quyền là kỷ nguyên của họ đúng theo phương châm "được làm vua thua làm giặc", còn những nhân vật trị vì rõ ràng trong giai đoạn ấy thì đều bị coi là phản nghịch, chỉ có một số ít trường hợp khách quan được chép là phục bích mà thôi. Khu vực Trung Cận Đông thì liên quan mật thiết với Châu Âu cho nên các vụ phục bích của họ được xét theo kiểu phương Tây, còn khu vực Nam Á và các nước Đông Nam Á còn lại thì có sự chi phối bởi nền văn minh Ấn Độ nên việc phục bích cũng đi theo một chiều hướng khác.

Châu Âu

Châu Âu, trong các cuộc xung đột, hễ ai chiếm được kinh đô thì được công nhận làm vua, sau khi bị thua bỏ chạy là mất ngôi, do vậy có nhiều trường hợp một ông vua lên ngôi tới bảy tám lần là chuyện bình thường.

Châu Phi

Các cuộc phục bích diễn ra ở Châu Phi không có gì đặc biệt, trừ khu vực Bắc Phi có lịch sử lâu đời liên quan mật thiết tới Trung Cận ĐôngChâu Âu có các chế độ đồng cai trị ra, các vùng còn lại câu chuyện về phục bích chỉ đơn thuần là việc một ông vua mất ngôi rồi khôi phục lại địa vị.

Châu Đại Dương

Nền quân chủ ở Châu Đại Dương đa phần xuất phát từ chế độ thuộc địa của thực dân Châu Âu, do đó việc phục bích mang phong cách tuyển cử và ứng cử theo kiểu nhiệm kỳ.

Châu Mĩ

Châu Mĩ còn gọi là Tân Thế Giới mới được người Âu phát hiện năm 1492, trước đó tuy đã cõ một số nền văn minh lâu đời nhưng không có nhiều tư liệu ghi chép về việc phục bích ở đây, sau khi hết thời thuộc địa có nổi lên một vài trường hợp phục bích mang tính chất thay đổi chế độ chính trị, không có phương diện phục bích với tư cách cá nhân.